Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Bài 36 : Làm thế nào để phân biệt Chánh Đạo và Tà Đạo.

Con kính chào Thầy.

Chuyện là mấy bữa nay con rất quan tâm đến việc luyện tập theo ơn trên để giải nghiệp theo cách thầy chỉ. Hiện nay điển lực giáng xuống con rất mạnh ,chỉ cần con tác ý (không cần niệm chú ) là khu vực huyệt Bách Hội như có 1 dòng điện mạnh chạy xuống toàn thân . Lúc con ngồi thì cơ thể rung lắc, tay thì chuyển động và kết ấn. Khi con đứng thì cơ thể làm những động tác thư giãn, chuyển tấn và đi quyền taichi...

Con luôn tin tưởng tuyệt đối vào con đường thầy đã chỉ dạy. Nhưng con có một chút thắc mắc nhỏ mong thầy giải đáp giúp con .

Con có đọc trên trang hoasentrenda.com thì có hai đoạn sau có nói đến kiểu tu giống như của mình và tác hại của nó con xin copy gởi cho thầy.

1-TÀ ĐẠO

- Tại sao tôi thấy tôi bay, cái gì bay?

Do bị bịnh tim, hay mơ thấy mình bay. Do tu xuất hồn, cũng có thể thấy mình bay. Nhưng tu như vậy mất nhiều thì giờ. Vì tự ái được thỏa mãn nên không còn nghĩ đến chuyện giải thoát nữa. Vậy, chúng ta bị chậm trễ vì: Đó là cách tu của chư tiên... Nguyên tắc là không cho xuất hồn một cách tự tiện, bằng cách tập “hộ thân”, việc này rất thường xảy ra khi tu sĩ tới Tam thiền... (Xem kỹ lại phương pháp Hộ thân có nói rất rõ ở phần bàn về cách tu)

- Tại sao người ta tu lại bị khùng?

Trong kinh Phật, Thằng ngọng tôi không hề thấy có chữ: Tẩu hỏa nhập ma, không hề thấy có câu: Coi chừng bị khùng khi tu đến đây... Đó là một vấn đề then chốt mà ít ai để ý đến. Nhưng trên thực tế, chúng ta thấy: Có người bị khùng trong giới tu sĩ. Như vậy, thực tế và lý thuyết không ăn khớp nhau. Thằng ngọng tôi đã từng hỏi nhiều tu sĩ nhưng không được giải đáp thỏa đáng. Vì thế, thằng ngọng tôi không ngạc nhiên khi có một số rất đông người cho rằng: Coi chừng bị khùng khi tu đạo Phật! Một số lại cho rằng: Thực tế chúng tôi không thấy ai đắc đạo sau đức Phật Thích Ca. Nên chúng tôi muốn lắm, mà thật sự chúng tôi không biết cách nào để tu thành cả!... Thật ra, không có gì huyền bí hay khó khăn trong vấn đề trên: Nếu chúng ta để ý và đọc kỹ lưỡng vài tập kinh, chúng ta sẽ thấy rằng: Tất cả các kinh của tất cả các đạo đều nói: Làm lành tránh dữ. Kẻ nào cho tất cả sẽ nhận được tất cả. Kẻ nào làm chủ được tư tưởng sẽ làm chủ được tất cả... Đó là con đường độc nhất để tiến tới con đường Giải thoát. Ngặt vì, chúng ta không được chuẩn bị kỹ càng để đi trên con đường đó:

- Chúng ta chưa làm một việc thiện nào, cũng chưa tập luyện nhường nhịn, hay chẳng chịu nhìn nhận mình cũng có một phần sai lầm trong vấn đề cãi vã đó mà chỉ lo kết tội người, hay chỉ muốn người đối diện sửa đổi mà không nhìn vào những khuyết điểm của mình. Nhất là chỉ lo thủ lợi: “Chết sống mặc bây”...

Đùng một cái, nghe nói có thể thành Phật được. Thế là “a lê hấp” nhào vô tu chụp giật (vì quen thói làm ăn)... tu liền, tu ẩu tả... (số này rất đông). Sau một thời gian thử lửa, một số bỏ cuộc. Một số tu không được mà làm như đã tu xong: Đi sắm đồ sắm đạt để lừa người nhẹ dạ. Một số bị A-tu-la nhập: Lên đồng, lên bóng... Tại sao? Tâm anh đầy ác ý, bỏn xẻn, đầy tư lợi... Làm sao anh có thể tu thành công được. Vì nó ngược hoàn toàn với con đường đạo, vốn chỉ chấp nhận những ai có tâm hướng về từ bi, hỷ xả... Y như lấy lỗ vuông mà đúc ống tròn! May là không được gì cả, và cũng may mà anh bỏ cuộc. Nếu anh cố mà gắn nó vào thì nó sẽ phá nát cái tâm bẩn thỉu trên. Bằng chứng: Có người, do chịu không nổi phản ứng phụ, đã bị khùng.

Lại có người khởi tu bằng ý tưởng tượng tự như: Ta mà thành công thì ta sẽ trừng phạt bọn bây hết, Ta mà thành Phật thì chết mấy tụi bây... Họ sẽ được gì? Thằng ngọng tôi thấy rằng: “Định luật cộng hưởng” hay “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” ảnh hưởng rất lớn đối với chúng ta. Ví dụ như: Tôi không biết anh là ai, nhưng hãy cho tôi biết người bạn thân của anh thì tôi sẽ biết anh là ai. Với một tư tưởng thô bạo (đầy sân hận) như trên, tất nhiên anh không có cơ hội để gặp được một phương pháp tu đứng đắn (vì Định luật cộng hưởng) mà thường anh lại gặp những phương pháp tu của A tu la như: (Thần quyền, Tâm linh, Vạn thiên giới linh, Năm ông, Ngũ hành, các loại bùa Miên, Bát tinh, Thất sơn, Phật quyền...)

Do vậy, nếu khởi tu với một tư tưởng lành thì anh có thể có cơ duyên được gặp một phương pháp tu đứng đắn được. Tư tưởng lành nhất anh có thể tự kiểm soát được là sự “Hiếu thảo”: Coi cha mẹ là trên hết, quyết định đứng đắn của cha mẹ được tôn trọng cho đến cùng. Cha mẹ nói đúng là mình làm liền, vì coi cha mẹ là tối thắng nên ý của cha mẹ nhiều lúc không phải ý của mình thì phần đông mình cũng phải làm cho được luôn mới thôi.

Như vậy, Thằng ngọng tôi bật mí cho anh biết rằng sở dĩ Phật không nói đến vấn đề tẩu hỏa nhập ma là vì: Tât cả những tu sĩ thời bấy giờ, theo Phật tu hành, đều là những người cực kỳ “hiếu thảo”. Đó là điều kiện an toàn mà chỉ có đạo Phật mới đề cập đến: Gặp thời không có Phật, về nhà thờ cha mẹ tức là thờ Phật... Câu đơn giản như vậy mà hình như ít ai hiểu hết được ý sâu xa của đức Phật muốn ở chúng ta cái gì? Càng tu cao Thằng ngọng tôi càng mến Ổng thành thật mà nói là như vậy... Còn anh thì sao?

Chơi bùa, chơi ngải với cái này khác nhau như thế nào?

Có hai quan niệm muốn thành siêu nhân.

Thật vậy, khi phát tâm tu hành là mình muốn thành: Phật hay Thầy của Trời và Người, như vậy không phải là siêu nhân là gì?

Khi đi học, trong một lớp chỉ có vài người học giỏi, lên đến Trung học có một số bỏ cuộc, một số tiếp tục học. Đến Đại học, số bỏ cuộc lại rất đông, một số rất ít lại tiếp tục đi học. Khi ra trường: Không còn bao nhiêu người, một số rất ít lại thành Tiến sĩ, và trong thiểu số đó, một hay hai người thành Bác học! Đối với chúng ta: Bác học là một dạng siêu nhân.

Còn đối với Phật giáo: Bác học chỉ là vườn trẻ, không có ký lô nào! Nói đây để chúng ta thấy rằng: Làm Bác học đã là khó, thì thành Phật lại càng khó... Tu lơ mơ là thành: Ma, Quỷ, Tiên, A tu la... hồi nào không biết! Nên giáo lý phải cần học là vậy.

Ví dụ: Tam Tôn là Phật, Pháp, Tăng chớ không phải là Tinh, khí, thần; Kim cang pháp thân có thể được khi: Tu sĩ có Hộ pháp là Kim cang vương và phá được công án Chấp kim cang (cùng với hộ pháp quăng chày vào ngay đầu của Tỳ lô Giá Na) chớ không phải là linh hồn; Phản bổn hoàn nguyên là khi phá được công án Năm ông nhập một (cùng với Phật A di đà, Quan âm, Kim cang vương, và tu sĩ bay vào Tỳ lô Giá Na khi năm chày gặp nhau tạo nên tiếng nổ Subham) chớ không phải là dùng sự di chuyển của những hào âm dương trong quẻ Hỏa thủy vị tế để biến thành quẻ Thiên địa bĩ. Nói ra để thấy cái khó của vấn đề tu hành trong dòng pháp Kim cang (Vajrayana) trên con đường thành Phật.

Vì quá khó, và cũng vì quá ham thành siêu nhân nên đã có người cầu nguyện với một khởi tâm thô bạo như đã nói trên (trang 12) và họ đã vô tình câu nhiếp với các hệ thống của thế giới A-tu-la (đại diện cho sự thô bạo), tạo nên các phương pháp tu hành như luyện ngải, luyện bùa, mà hậu quả rất tai hại.

Nếu nói rằng trong y khoa có rất nhiều bịnh truyền nhiễm, thì trên con đường thành Phật, ta cũng có những Pháp môn thấp kém có những tính lây truyền với những hậu quả tai hại không thể lường được.

Công thức chung của các pháp môn trên là: Lập bàn thờ gồm 5 trái cây, đốt 5 cây nhang, rót 5 ly nước... Sư huynh nói người nhập môn đọc một câu thần chú cầu xin các tổ về và có khi mấy ổng nhập liền: Thân thể tự nhiên cử động, rồi sau đó đánh võ, hay ban đêm xuất hồn theo các ông tiên học thuyết âm dương, chữa bệnh... Có pháp môn, trong đó, Sư huynh nói sư đệ lè lưỡi ra và lấy dao cạo cắt thử nếu không đứt thì chắc chắn là chính pháp... Tuy rằng khi mới nhập môn họ có nói đây là pháp môn của đạo Phật. Nhưng đối với người biết chút ít lý thuyết về đạo Phật thì không có cái gì của ông Phật ở trong đó cả: Họ học và luyện đủ thứ: Án nhãn, tàng hình, đánh võ, tập gồng, luyện bùa, luyện ngải... Nếu áp dụng vào Khổ, Vô Thường, Vô Ngã, chúng ta thấy ngay họ học những trò đó để làm gì? Thằng ngọng tôi không thấy mùi vị Giải thoát nào trong đó cả!

Mặt khác:

Kiêng cữ vọng niệm không lo! Lo kiêng cữ khế, thịt chó, thịt trâu.

Giữ gìn vọng ngữ không lo! Lo không được chui qua dây phơi đồ.

Luyện tập để được Vô Ngã không lo! Lo luyện bùa ngải, lấy đồ trong chiều ảo... Kể cả pháp môn của các Tổ thiền, họ cho rằng quá chậm! Chậm mà người ta lên Niết bàn, còn các anh lẹ mà sau đó thì: Nếu là nam thì bị mù, còn nữ thì bị điên!

Sư tổ của họ nhận thấy: Một số rất đông các đệ tử tập luyện siêng năng. Khi về già, nếu không bị bịnh nặng (bại liệt, mù) thì cũng không thoát khỏi nạn bị điên... Lần lược các sư huynh của sư tổ và sau cùng, sư tổ cũng không thoát khỏi tình trạng thê thảm trên. Nên mới đẻ ra nội quy có năm điều luật đại ý như sau:

1. Không lừa Thầy, phản bạn.

2. Không hiếp vợ người.

3. Giúp người cô thế.

4. Bênh vực lẽ phải.

5. Nếu phạm giới thì: Nam sẽ bị mù, Nữ sẽ bị điên.

Thằng ngọng tôi thấy rằng những điều (1,2,3,4,) có thể khác nhau. Nhưng chắc chắn điều (5) là phải giống nhau. Đó là dấu hiệu nhận nhau của hầu hết các pháp môn thấp kém đó. Có bạn hỏi: Tại sao họ bị như vậy khi tập luyện một cách siêng năng? Thằng ngọng tôi xin thưa rằng: Sở dĩ chỉ có người luyện tập siêng năng mới bị thôi. Là vì khi họ tập rất nhiều một cách siêng năng, các Điện thần nhân hay A tu la nhập vào, xuất ra liên tục làm hư hao hay rách nát thể phách, nên khi về già hay khi bịnh thật nặng, tinh khí không được bảo tồn nữa. Và có thể xuất ra dầm dề không cách gì mà cản được cả. Tinh khí có hai đường để xuất:

1. Tinh biến thành khí, xuất ra đầu: Bị khùng, bất luận người đó là Nam, hay Nữ.

2. Tinh khí xuất ra dầm dề theo đường sinh dục: Bịnh rất nặng, có thể bị liệt, hay mù...

Ngoài mình ra, không ai có lỗi cả, chỉ tại mình quá muốn làm siêu nhân mà quên điều tâm (cố gắng hết sức sống thật hiếu thảo).

-----------------

Tà đạo:

Chúng ta thường có thói quen kỵ hai chữ tà đạo và không ưa ai đó tặng mình hai chữ đó. Ngược lại, trong Phật giáo, chúng ta lại có hai quan niệm rõ rệt về cung cách tu hành tà đạo.

1. Phương pháp tu hành đi ngược lại hoàn toàn với quan niệm cơ bản của Phật giáo: Phật Thích Ca có một lần nhắc nhở La hầu La:

-Thể xác này không là ta, linh hồn kia không là ta, tư tưởng nọ không là ta. Vì vậy, Phật giáo không chấp nhận có thể xác, linh hồn và tư tưởng trong điều kiện “toàn giác”. Nên Phật giáo có một cách tu hành đặc biệt để loại bỏ dần các thành phần trên để vào được Niết bàn. Dựa vào phát kiến đầy trí tuệ trên: Chúng ta liệt kê những pháp môn tu về: Tinh khí thần, Xuất hồn, đánh võ thần quyền, thôi miên, luyện mặt trời, luyện mặt trăng, luyện thu lôi, Bát tinh, Thất sơn, Năm ông, luyện bùa ngải... đều thuộc về tà đạo (100%).

2. Phương pháp đi đúng đường lối của Phật giáo nhưng tu sĩ không chịu vào Diệt thọ tưởng định, hay chưa vào được. Trong điều kiện này, Phật giáo vẫn gọi đó là tà đạo. Kể từ khi tu sĩ đạt được trình độ Sơ thiền (chớ không phải thiền sơ sơ) với đầy đủ tầm, tứ, hỷ, lạc. Tu sĩ đã đi trên con đường Phật giáo rồi, nhưng vẫn không hiểu gì về Phật pháp hết. Khi vào được Tứ thiền, tu sĩ lo tu về thần thông để tập làm chủ tư tưởng. Ở đây, tu sĩ đã gần kề mục tiêu của Phật giáo rồi, nhưng chưa có một tý gì về Phật pháp hết. Mặc dù với sự cố gắng hết sức, tu sĩ có thể có đủ ngũ thông:

- Thiên nhãn thông: Quán một màn tivi, giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một cảnh vật nào đó (nên chọn một cảnh vật gần nơi mình ở để có thể kiểm soát khi mình làm xong thí nghiệm).

- Thiên nhĩ thông: Quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một ông bạn hiện giờ ở đâu, và đang nói những gì? Liền thấy ổng đang làm cái gì đó trong màn tivi, và nghe tiếng nói của ổng “xuyên qua” đầu mình. Nhớ kiểm tra lại để tránh rơi vào ảo giác!

- Tha tâm thông: Quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một ông bạn hiện giờ đang nghĩ gì? Liền nghe tiếng nói của tư tưởng ổng xuyên qua đầu mình. Nhớ kiểm tra lại để tránh rơi vào ảo giác!

- Túc mạng thông: Quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn coi một quá khứ gần mình đang làm những gì: Liền thấy mình đang làm cái gì đó trong màn ti vi. Cùng một thể thức ấy, tác ý muốn coi mình đang làm gì vào lúc ba tuổi chẳng hạn... Một tuổi... Không tuổi... Lúc này nên đặt câu hỏi “Rồi sao nữa” để thấy được tiếp... Nhớ giữ giới luật thật nghiêm khắc khi thử nghiệm

- Thần túc thông: Trước khi thí nghiệm, lấy một cái đĩa và rắc khá dày bột phấn rôm (talc) hay tro lên đĩa đó, để dĩa trên bàn ngoài phòng khách. Vào nơi mình tu tập, nhập Tứ thiền, quán một màn tivi giữ cho nó trong suốt và ổn định. Tác ý muốn thấy nơi mình để cái dĩa và tác ý muốn vào nơi đó để ịn bàn tay mình lên đĩa đó. Liền thấy mình đứng trước đĩa và ịn bàn tay mình lên đó. Xuất định, đi ra kiểm soát coi có dấu tay mình trên đó không? Nhớ nhờ một người khác xác nhận có đúng vậy không? Để tránh rơi vào ảo giác! Sau đó tác ý đi lấy một cái gì đó của một anh bạn nào đó... Lấy xong nhớ trả lại họ chớ không thì tội nghiệp họ. Tuy vậy, họ vẫn bị Phật giáo gọi là tà đạo!!! Và như vậy, cho tới khi tu sĩ vào được Phi phi tưởng xứ. Lúc này tu sĩ có thể coi được bốn mươi kiếp (40), vì còn tà đạo, tu sĩ không cách gì coi được kiếp thứ bốn mươi mốt (41)!!!

Thật là ghê gớm, khi được biết mình vẫn còn bị kềm hãm trong tà giáo! Lúc đó tu sĩ mới hiểu được sự cao siêu của đức Phật. Chỉ khi nào Tu sĩ vào được Diệt thọ tưởng định thì lúc đó tu sĩ mới được công nhận là không còn tà đạo nữa!!! Tất nhiên còn phải vào cho đủ bảy lần để chỉ thành Độc giác Phật. Còn bậc “Như lai, ứng cúng, chánh biến tri, minh hạnh túc, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng sĩ điều ngự trượng phu, thiên nhân sư, Phật, thế tôn” thì Thằng ngọng tôi, xin nghiêng mình đảnh lễ! Trên đây là con đường dành cho những người thật là bình thường đi vào chánh đạo (có nghĩa là phải đắc các từng thiền trước rồi mới vào được Chân lý). Còn một con đường khác hay hơn và rất là hiếm khi thành công, đó là con đường đi tắt vào Chân lý. Có nghĩa là, khi ngồi nghe nói chuyện đạo, tự nhiên do câu chuyện gây xúc động mãnh liệt, tâm của người đó đột biến và ngừng giao động, nếu cứ để yên như vậy thì có thể đắc ngay quả vị A La Hán mà không cần phải đắc các từng thiền. Chúng ta nên thận trọng khi gặp những cái gọi là Tà sư, có những tà sư thật sự là dở (phần 1.). Đối với các pháp môn đó, là Phật tử, chúng ta không tu theo họ. Nhưng cũng có những “tà sư” nhưng vẫn còn dùng được vì chữ tà đây lại có nghĩa là chưa tu xong. Vậy chúng ta đừng vội cho ông này tà, bà kia chính. Vì thật sự vấn đề chính, tà hoàn toàn nằm ngoài tầm tay của chúng ta. Vì oái oăm thay, chúng ta hoàn toàn vô minh có nghĩa là còn tệ hơn là tà đạo nữa! Thật vậy tà đạo chỉ dùng cho những tu sĩ hoặc tu sai lầm, hoặc chưa tu xong. Còn chúng ta không hiểu gì hết về vấn đề tu hành (vì còn là vô minh) mà bày đặt đi lo phê bình này nọ theo quan niệm rất là phàm phu của chúng ta.

Bùa Ngải, Thần Quyền

Chào các Bạn.

Chữ Tà đi với chữ Ta một vần. Ai cũng vậy: Đang tu hành ngon trớn mà bị... kết án là Tà thì hết thuốc chữa. Ấy vậy mà có những tà sư xài được và những tà sư chính hiệu con nai vàng. Loại này có tác dụng và có đặc tính "truyền nhiễm" như trong y khoa vậy: Tất nhiên là tà 100% và không xài được. Xin liệt kê một ít pháp môn mà đệ đã đụng và đã thử sức khi còn lu bu ở Đà Lạt:

- Loại pháp môn luyện bùa: Bùa năm ông, bùa Lục tổ, bùa ngũ hành, bùa án nhãn, bùa cách không lấy vật, bùa gồng, võ bùa.

- Loại luyện ngải: Ngải yêu, Ngải mà mắt, Ngải đi mượn đồ giùm, Ngải thời tiết, Ngải đắt khách.

- Loại Pháp môn có lấy kinh Phật để luận giải:

1. Phật quyền, sau là Vạn Thiên giới linh sau cùng là Tâm Linh (ký hiệu là Đức A Di Đà đứng trên... Địa Cầu. Pháp môn này dùng chữ Hrih của Ngài A Di Đà và được gọi là *Tâm Chú*

2. Pháp Lý Vô Vi...

3. Vô Thượng Sư...

Và sau đây là những điểm giống nhau của những pháp môn này:

- Nghi lễ gồm (con số 5 (năm) làm chuẩn): Năm ly nước, năm loại trái cây, năm cây nhang.

- Nội quy, hay giới luật, có nhiều điểm khác nhau nhưng... có hai điều rất giống nhau:

1. Con trai mà phạm giới thì bị mù.

2. Con Gái thì bị điên.

Cách nhập đề để vào pháp môn cũng có tính giống nhau: để ý câu "cho mượn quyền năng"

- Cái này là do... Thiêng Liêng cho mượn quyền năng để mình dễ bề tu hành theo chánh pháp hơn thôi. Sau nghi lễ, hay có khi chỉ qua một cái rờ đầu hay một câu đề nghị đại khái là:

- Con về con quay mặt về hướng Tây và cầu nguyện như thế này nghe!

Nếu làm theo lời chỉ dẫn của họ thì: Sau đó thì người nhập môn có những cử động lạ kỳ (như đánh võ, hay nói tiếng lạ, và đôi khi đọc kinh cũng lạ kỳ, hầu như không ai hiểu gì cả, nhưng người yếu bóng vía khi nghe những chuỗi âm thanh đó thì... bị nhức đầu... bán nhà, bán cửa theo họ. Đó là những nét chính của các Tà Pháp đó.

Tẩu Hoả Nhập Ma.

Là hai (2) bệnh khác nhau: .

1. Tẩu Hoả:

Khi tu sĩ dọ dẩm, toan tính khai mở luồng hoả hầu (tục gọi là Kundalini) và khờ dại đến mức dùng thô tâm để Khai mở (qua cách thở bằng ... lổ mũi trái ..., lổ mũi phải...) thì:

11. Luồng hoả hầu cũng sẽ đươc khai mở (sau một thời gian dài thực tập). Nhưng vì vi tế tâm chưa có thanh tịnh nên tu sĩ không có cách nào mà giữ cái luồn kundalini này lại. Nên cái luồng khí nóng này sau khi khởi sự từ xương cụt và chạy trong cái đường rãnh trong xương sống (thường gọi là Canal) và khi lên đến đầu và khi nó đến huyệt Bách Hội (có nói trong các sách châm cứu) thì nó vọt ra không gian và bay đi mất tiêu luôn.

12. Hậu quả: Luồng Kundalini do tinh khí tạo ra. Do cái luồng này không thể ở lại trong thân thể mà lại bay đi luôn nên tình trạng của tu sĩ sẽ là tương đương với một người bị xuất tinh ra mà không thể kềm chế được. Hiện tượng là tu sĩ sẽ bị lạnh kinh khũng, bị mất sức và có thể đi đến tình trạng mất mạng sống, hay bị điên (là do quá sợ hải).

2. Nhập Ma:

Là sau khi luồng kundalini vọt ra không gian và bay đi luôn thì sẽ tạo ra một khoảng trống. Khoảng trống này sẽ tạo ra một hấp lực để hút những tinh khi có thể có ở chung quanh người tu sĩ, nếu quanh nới đó có một con ma hay con quỷ thì nó sẽ bị hút vào. Vì bị ngoài ý muốn của họ nên họ cũng hoảng sợ và chạy nhảy lung tung. Thì ngay lúc này, tu sĩ cũng chạy nhảy, la hét, lung tung vì đã vô tình bị họ nhập vào thân thể. Do vậy mà tu sĩ chỉ nên mở kundalini vào lúc chứng Tam Thiền Hữu Sắc mà thôi.

Tại sao?

Là vì ở trình độ Tam Thiền thì không những Thô Tâm đã yên lặng lắm rồi mà vi tế tâm cũng đã yên tỉnh được một phần nào rồi. Bằng chứng là ở trình độ này (Tam Thiền) tu sĩ đã có thể thấy một vài hình ảnh của chính tiền kiếp của mình.

Điện Thần Nhân

…Là vì đây là dạng tu sĩ mở huệ âm. Thực chất họ không có đủ nội lực để làm chuyện này chuyện nọ mà họ phải nhờ những điện thần nhân. Điện thần nhân không có bao giờ... cho không một cái gì.... Người nào mà lạm dụng họ mà hành pháp thì kết quả là khi về già thì tinh khí lại xuất ra dầm dề và bị bịnh rất là nặng trước khi chết. Có người bị mù, có người bị điên.

Con rất mong Thầy chỉ dạy.

Con kính chào THầy.

Lâm

Trả lời :

1-Hiện nay phong trào tu Phật để cầu giải thoát sinh tử. Nếu tất cả những người trên trái đất này được giải thoát hết thì trái đất này còn ai ở nữa.

2-Trước khi chưa được giải thoát. có ai mà không bị bệnh, mà còn bệnh hoạn thì ai là người chữa. Khi chữa bệnh có hai cách chữa là chữa bằng y học đối với bệnh thông thường và cách chữa bằng Phật học nhờ ơn trên chữa bệnh nan y, vì thế mới có Phật Dược Sư và Phật Bà Quan Âm ra đời.

3-Khi con người có bệnh nan y cầu Phật Dược Sư và Phật Bà Quan Âm, thì cần phải có những phật tử như mình phát tâm theo hạnh nguyện bồ tát của hai ngài để cứu độ chúng sinh, cho thân họ khỏe mạnh để tu giải thoát tiếp, còn mình đang phát nguyện vừa cứu người theo hạnh nguyện Dược Sư và Quan Âm vừa tu giải thoát. Các vị bồ tát thường nguyện : Chúng sinh chưa được giải thoát thì các ngài nguyện chưa thành Phật. Như vậy, mình lo tu giải thoát lấy mình, bỏ chúng sinh bệnh hoạn, không giúp họ khỏi thân bệnh để có sức khỏe tu giải thoát thì mình qúa ích kỷ ư, làm sao giải thoát được.

Tất cả mọi phương pháp giúp chúng sinh chỉ là phương tiện để đạt mục đích giải thoát, mình không trụ vào đó mà chấp thủ, sinh kiêu ngạo thần thông quảng đại, mà chỉ hướng dẫn bệnh nhân quay về với niềm tin tôn giáo, sống một đời sống tâm linh hướng thiện như mình thì đâu có phân biệt tà chánh.

Nếu nói là tà đạo thì căn cứ vào đâu để nói là tà đạo khi chúng ta cầu nguyện đều niệm tất cả các danh hiệu chư Phật chư bồ tát và các câu chú Ngũ Bộ Chú đều là của chư Phật, để được ơn trên chữa được khỏi bệnh, như vậy các ngài gạt mình hay sao, hay Mật tông không phải là pháp môn của Phật hay sao, vì trong pháp môn Mật tông cũng có niệm danh hiệu A Di Đà Phật mà không được giải thoát hay sao.

Bài phân tích trên cũng chỉ là lý thuyết suông khiến con người hoang mang, Phật nói có tám mươi bốn muôn ngàn pháp môn, trong đó có pháp môn Mật Tông cũng chỉ là phương tiện để tu, chứ không phải mục đích để dừng lại đó, tùy trình độ căn cơ hợp với pháp môn nào để tu mau tu chậm mà thôi. Cho nên không nên dùng sở tri kiến chấp của cá nhân để tranh cãi về đạo chánh hay tà. Đạo khả đạo phi thường đạo.

Thân

doducngoc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét